MOBILE VIEW  | 
Document View > URTICARIA

URTICARIA

(BREAKING OUT - ERUPTION)
Chứng mày đay

ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT:

Chứng mày đay là gì? Chứng mày đay còn được gọi là chứng phát ban. Các nốt phát ban có thể thay đổi kích thước và hình dạng và xuất hiện ở bất kỳ đâu trên da. Chúng có thể ở thể nhẹ hoặc nặng và kéo dài từ vài phút đến vài ngày. Phát ban có thể là dấu hiệu của phản ứng dị ứng trầm trọng gọi là phản vệ và cần điều trị ngay lập tức. Chứng mày đay kéo dài hơn 6 tuần có thể là một bệnh lý mãn tính cần điều trị lâu dài.


Nguyên nhân nào dẫn đến chứng mày đay? Phát ban là do phản ứng của hệ thống miễn dịch. Sau đây là các tác nhân gây bệnh phổ biến:

  • Dị ứng thức ăn như với hạnh nhân, trứng hoặc hải sản

  • Thuốc nhuộm thực phẩm, chất phụ gia hoặc chất bảo quản

  • Dị ứng thuốc như với ibuprofen hoặc thuốc kháng sinh

  • Nhiễm trùng như cảm lạnh hoặc viêm tuyến bạch cầu

  • Côn trùng cắn

  • Vật nuôi, cây cối hoặc nhựa mủ

  • Căng thẳng

Nguyên nhân gây chứng mày đay được chẩn đoán như thế nào? Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sẽ khám cho bạn và hỏi về các triệu chứng của bạn. Họ cũng có thể hỏi về tiền sử bệnh lý của gia đình bạn, các thuốc bạn đã uống và thực phẩm bạn đã ăn. Cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn biết về mọi chấn thương, căng thẳng hoặc việc tiếp xúc với các chất gây dị ứng gần đây. Bạn cũng có thể cần kiểm tra thêm nếu bạn bị phản vệ sau khi tiếp xúc với một tác nhân gây bệnh và sau đó tập thể dục. Đây được gọi là phản vệ do tập thể dục. Bạn có thể cần bất kỳ điều nào sau đây:

  • Kiểm tra da được dùng để xem da của bạn phản ứng như nào với các tác nhân có thể xảy ra. Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sẽ đặt một lượng nhỏ tác nhân lên da của bạn. Họ sẽ phủ lên vùng da đó một miếng đắp để trong 2 ngày. Sau đó nhà cung cấp sẽ kiểm tra da để xem phản ứng.

  • Kiểm tra kích thích được dùng để tăng liều dùng cho tác nhân gây phát ban. Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn sẽ quan sát phản ứng.

Chứng mày đay được điều trị như thế nào? Phát ban thường biến mất mà không cần điều trị. Chứng mày đay mãn tính có thể cần được điều trị bằng nhiều loại thuốc hoặc các thuốc khác kê dưới đây. Những thuốc dưới đây là thuốc phổ biến để điều trị chứng mày đay:

  • Kháng histamine giảm những triệu chứng nhẹ như ngứa hoặc nổi mụn.

  • Thuốc chứa steroid giảm mẩn đỏ, đau và sưng tấy.

  • Epinephrine để điều trị các phản ứng dị ứng trầm trọng như phản vệ.

Tôi cần tiến hành các bước gì khi có các dấu hiệu hoặc triệu chứng phản vệ?

  • Lập tức tiêm 1 mũi epinephrine vào cơ ở đùi bên ngoài.

  • Giữ mũi tiêm ở đúng chỗ theo chỉ dẫn. Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể khuyên bạn giữ mũi tiêm ở đúng chỗ trong tối đa 10 giây trước khi rút ra. Việc này giúp đảm bảo toàn bộ epinephrine được tiêm vào.

  • Gọi 911 và đến khoa cấp cứu, ngay cả khi mũi tiêm đã cải thiện các triệu chứng. Không được tự lái xe. Mang theo liều epinephrine đã dùng.

Tôi nên thực hiện những biện pháp phòng ngừa an toàn nào nếu tôi có nguy cơ bị phản vệ?

  • Luôn luôn tiêm 2 mũi epinephrine. Bạn có thể cần mũi thứ hai, vì epinephrine chỉ có tác dụng trong khoảng 20 phút và các triệu chứng có thể trở lại. Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể hướng dẫn bạn và các thành viên trong gia đình cách tiêm thuốc. Kiểm tra ngày hết hạn mỗi tháng và thay thuốc trước ngày hết hạn.

  • Lập kế hoạch hành động. Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn có thể giúp bạn lập kế hoạch bằng văn bản để giải thích dị ứng và kế hoạch cấp cứu để điều trị phản ứng. Kế hoạch này giải thích thời điểm tiêm mũi epinephrine thứ hai nếu các triệu chứng trở lại hoặc không cải thiện sau mũi thứ nhất. Đưa bản sao của kế hoạch hành động và hướng dẫn cấp cứu cho các thành viên trong gia đình, nhân viên ở trường học và nơi làm việc và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc ở nhà trẻ. Hướng dẫn họ cách tiêm epinephrine.

  • Hãy cẩn thận khi tập thể dục. Nếu bạn đã từng bị phản vệ do tập thể dục, không nên tập ngay sau khi ăn. Dừng tập thể dục ngay khi bạn bắt đầu có bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của phản vệ. Đầu tiên, bạn có thể cảm thấy mệt, nóng hoặc ngứa da. Chứng phát ban, sưng tấy và các vấn đề hô hấp nghiêm trọng có thể gia tăng nếu bạn tiếp tục tập thể dục.

  • Mang đồ nhận dạng tình trạng sức khỏe. Đeo đồ trang sức cho biết tình trạng sức khỏe hoặc đeo thẻ giải thích dị ứng. Hỏi nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn về nơi mua những đồ này.

  • Giữ hồ sơ ghi chép các tác nhân và triệu chứng. Ghi lại mọi thứ bạn ăn, uống hoặc bôi lên da trong 3 tuần. Gồm các sự việc căng thẳng và những việc bạn đã làm ngay trước khi phát ban bắt đầu xuất hiện. Mang theo hồ sơ ghi chép này tới cuộc hẹn tái khám với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn.

Tôi có thể làm gì để kiểm soát chứng mày đay?

  • Làm mát da của bạn. Việc này có thể giúp giảm ngứa. Chườm khăn mát lên các nốt phát ban. Nhúng khăn tay vào nước mát, vắt nước và đặt lên các nốt phát ban. Bạn cũng có thể ngâm da trong chậu nước mát có bột yến mạch.

  • Không cọ xát các nốt phát ban. Việc làm này có thể gây kích ứng da và tạo ra nhiều nốt phát ban hơn.

  • Mặc quần áo rộng. Quần áo chật có thể gây kích ứng da và tạo ra nhiều nốt phát ban hơn.

  • Kiểm soát căng thẳng. Căng thẳng có thể làm khởi phát đợt phát ban hoặc làm đợt phát ban trầm trọng hơn. Học các cách thư giãn mới, chẳng hạn như hít thở sâu.

Gọi 911 nếu có các dấu hiệu hoặc triệu chứng phản vệ, như khó thở, sưng tấy trong miệng hoặc họng hoặc thở khò khè. Bạn cũng có thể bị ngứa, nổi mụn hoặc cảm thấy như bạn sắp ngất xỉu.

Khi nào tôi nên yêu cầu chăm sóc ngay?

  • Tim của bạn đập nhanh hơn bình thường.

  • Bạn bị co thắt hoặc đau bụng dữ dội.

Tôi nên liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của mình khi nào?

  • Bạn bị sốt.

  • Da của bạn vẫn ngứa sau khi uống thuốc 24 giờ.

  • Bạn vẫn bị phát ban sau 7 ngày.

  • Các khớp của bạn bị đau và sưng tấy.

  • Bạn có thắc mắc hoặc lo ngại về bệnh lý hoặc việc chăm sóc.

THỎA THUẬN CHĂM SÓC:

Bạn có quyền giúp lập kế hoạch cho việc chăm sóc của mình. Tìm hiểu về tình trạng sức khỏe của bạn và cách điều trị. Thảo luận các lựa chọn điều trị với nhân viên chăm sóc y tế để quyết định loại hình chăm sóc bạn muốn nhận được. Bạn luôn có quyền từ chối điều trị.