MOBILE VIEW  | 
Document View > NOSEBLEED

NOSEBLEED

(CONTROL OF EPISTAXIS USING NASAL PACKING)
Chảy máu mũi

ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT:

Tôi cần biết điều gì về chảy máu mũi? Chảy máu mũi, hay chảy máu cam, xảy ra khi một hay nhiều mạch máu ở mũi bị vỡ. Máu đỏ sẫm hay đỏ tươi có thể chảy ra từ một hay cả hai lỗ mũi. Chảy máu mũi có thể do bất kỳ nguyên nhân nào sau đây:

  • Không khí lạnh, khô

  • Chấn thương do ngoáy mũi hoặc do hỉ mũi quá mạnh

  • Cấu trúc mũi không bình thường, như vách mũi bị lệch

  • Rát hoặc viêm do cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp hoặc dị ứng

  • Có đồ vật mắc trong mũi

  • Một số loại thuốc, như thuốc chống đông máu

Làm thế nào để chẩn đoán chảy máu mũi?

  • Khám mũi có thể cho thấy máu đông thành cục hoặc sưng tấy. Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn sẽ sử dụng một dụng cụ gọi là phễu soi mỏ vịt để kiểm tra bên trong mũi bạn. Dụng cụ này nhẹ nhàng mở lỗ mũi của bạn để nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể thấy được phần nào của mũi bạn đang chảy máu.

  • Nội soi mũi là một phương pháp khám sâu hơn vào bên trong mũi của bạn. Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sử dụng một thiết bị nội soi (ống mỏng, dẻo có đèn và camera ở đầu) để quan sát sâu hơn trong mũi của bạn.

Khi bị chảy máu mũi nên sơ cứu như thế nào?

  • Ngồi dậy và vươn người về phía trước. Điều này sẽ giúp bạn không nuốt phải máu. Nhổ máu và nước bọt vào chậu.

  • Dùng lực ấn lên mũi. Dùng 2 ngón tay để bịt mũi trong 10 đến 15 phút. Việc này sẽ giúp máu ngừng chảy.



  • Chườm đá lên sống mũi để giảm sưng và chảy máu. Dùng túi chườm lạnh hoặc cho đá nghiền vào một túi nhựa. Bọc lại bằng khăn để bảo vệ da.

  • Bịt mũi bằng bông tròn, giấy ăn, nút bông hay băng gạc mềm để máu ngừng chảy.

Điều trị chảy máu mũi nhiều như thế nào? Bạn có thể cần bất kỳ phương pháp nào sau đây nếu máu không ngừng chảy sau khi đã sơ cứu:

  • Thuốc bôi thuốc lên một miếng bông nhỏ và đặt vào mũi của bạn. Cũng có thể xịt hoặc bôi thuốc trực tiếp vào mũi của bạn. Bạn có thể cần thuốc tránh nhiễm trùng. Nếu bạn bị chảy máu nhiều, có thể tiêm thuốc vào một mạch máu trong mũi bạn.

  • Đốt là khi một thiết bị hóa học hoặc điện được sử dụng để làm kín các mạch máu. Có thể thực hiện đốt để ngừng máu chảy hoặc ngăn máu chảy thêm. Có thể sử dụng phương pháp gây mê cục bộ.

  • Đặt mèche là khi nhiều lớp gạc được đặt vào trong mũi của bạn để tạo áp lực và ngừng máu chảy. Có thể sử dụng phương pháp gây mê cục bộ. Mèche thường được tháo sau 2 đến 3 ngày.

  • Làm nghẽn mạch là một liệu pháp được sử dụng để ngừng máu chảy từ bên trong mũi của bạn. Keo y tế hoặc một thiết bị nhỏ hình quả bóng có thể được sử dụng để làm nghẽn các mạch máu trong mũi của bạn.

  • Có thể cần phẫu thuật nếu bạn bị chảy máu mũi lại nhiều lần trong thời gian dài. Một động mạch có thể được thắt lại để ngừng máu chảy. Tế bào bị tổn thương hoặc cấu trúc bất thường trong mũi của bạn có thể được chữa.

Làm thế nào để phòng tránh tái phát chảy máu mũi?

  • Duy trì độ ẩm cho mũi. Tra một lượng nhỏ mỡ khoáng vào bên trong lỗ mũi khi cần. Sử dụng thuốc xịt mũi dung dịch muối (nước muối). Không cho bất kỳ vật gì khác vào trong mũi của bạn trừ khi nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đồng ý. Không sử dụng dầu bôi trơn nếu bạn sử dụng liệu pháp ôxy. Dầu bôi trơn có thể dễ cháy.

  • Sử dụng máy phun sương mát để tăng độ ẩm không khí trong nhà của bạn. Việc này sẽ giúp mũi của bạn luôn ẩm.

  • Không ngoáy mũi hoặc hỉ mũi trong vòng ít nhất một tuần. Bạn có thể kích thích hoặc làm tổn thương mũi khi ngoáy mũi. Hỉ mũi quá mạnh có thể khiến máu bắt đầu chảy lại. Không uốn cong người hoặc căng người vì việc này có thể mũi bị chảy máu lại.

  • Tránh các tác nhân kích ứng như khói thuốc lá hoặc chất xịt hóa học như chất tẩy rửa.

Khi nào tôi nên yêu cầu chăm sóc ngay?

  • Mũi vẫn chảy máu sau 20 phút, ngay cả khi đã bịt mũi.

  • Nút bịt mũi bị thấm máu.

  • Mũi bạn chảy nước có mùi khó chịu.

  • Bạn cảm thấy yếu và chóng mặt đến mức khó có thể đứng dậy.

  • Bạn bị khó thở hoặc khó nói.

Tôi nên liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của mình khi nào?

  • Bạn bị sốt hoặc nôn mửa.

  • Bạn bị đau bên trong và xung quanh mũi.

  • Mèche bị lỏng.

  • Bạn có thắc mắc hoặc lo ngại về bệnh lý hoặc việc chăm sóc.

THỎA THUẬN CHĂM SÓC:

Bạn có quyền giúp lập kế hoạch cho việc chăm sóc của mình. Tìm hiểu về tình trạng sức khỏe của bạn và cách điều trị. Thảo luận các lựa chọn điều trị với nhân viên chăm sóc y tế để quyết định loại hình chăm sóc bạn muốn nhận được. Bạn luôn có quyền từ chối điều trị.