MOBILE VIEW  | 
Document View > HIV TRANSMISSION

HIV TRANSMISSION

(HIV PREVENTION EDUCATION)
Lây truyền HIV

ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT:

Tôi cần biết điều gì về lây truyền HIV? Điều quan trọng là phải thực hiện những biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn lây truyền (lây lan) HIV. HIV (virus suy giảm miễn dịch ở người) là tình trạng nhiễm trùng làm suy yếu từ từ hệ miễn dịch của bạn. Qua thời gian, hệ miễn dịch suy yếu khiến bạn khó có khả năng chống nhiễm trùng. Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của việc nhiễm HIV bao gồm tiêu chảy mãn tính, giảm cân ngoài ý muốn, da bị nổi mẩn hoặc thương tổn.

HIV lây truyền như thế nào? Nhiều người nhiễm HIV không biết rằng họ nhiễm HIV. Đó là bởi vì virus này có thể sống trong cơ thể bạn nhiều năm trước khi bạn có triệu chứng. Dưới đây là những cách lây truyền HIV thông thường:

  • Tiếp xúc với máu hoặc một số loại dịch nhất định trong cơ thể (tinh trùng, dịch âm đạo và sữa mẹ) của người bị nhiễm

  • Quan hệ tình dục với người bị nhiễm, đặc biệt ở đàn ông quan hệ tình dục với đàn ông

  • Tiêm chích ma túy bằng kim tiêm hoặc dụng cụ khác đã được người bị nhiễm sử dụng

  • Truyền từ người mẹ bị nhiễm bệnh sang con trước hoặc trong khi sinh hoặc qua nuôi con bằng sữa mẹ

Những quan niệm không đúng về cách lây truyền HIV là gì? Có nhiều quan niệm sai lầm về cách lây lan HIV. HIV không lây lan theo bất kỳ đường nào dưới đây:

  • Tiếp xúc với bệ bồn cầu, quần áo hoặc khăn trải giường

  • Muỗi đốt hoặc các vết cắn của côn trùng khác

  • Dùng chung thức ăn, đĩa, chén hoặc đồ làm bằng bạc

  • Tiếp xúc da với người nhiễm HIV

  • Hắt hơi hoặc ho

  • Bơi trong bể bơi công cộng

Làm thế nào để phòng tránh lây truyền HIV qua dịch cơ thể? Yêu cầu chăm sóc ngay nếu bạn cho rằng bạn đã phơi nhiễm với HIV. Có thể điều trị bằng thuốc sau khi phơi nhiễm HIV. Sau đây là những cách bảo vệ bản thân khỏi nhiễm HIV hoặc bảo vệ người khác nếu bạn dương tính với HIV:

  • Nói cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe biết nếu bạn dương tính với HIV. Nói với tất cả các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn, như bác sỹ, nha sĩ và bất kỳ ai lấy mẫu máu.

  • Cẩn thận với chất dịch cơ thể. Không bao giờ để chất dịch cơ thể của người bị nhiễm gần miệng, mắt, hậu môn hoặc vết cắt hở trên da của người khác. Không để bất kỳ ai không đeo găng tay chạm vào vết đau, vết cắt, máu hay chất dịch cơ thể.

  • Không hiến máu hoặc mô nếu bạn dương tính với HIV. Không hiến máu hoặc các sản phẩm máu. Không hiến tinh trùng, các bộ phận hoặc mô.

  • Không dùng chung kim tiêm hoặc dụng cụ tiêm thuốc khác. Dùng chương trình trao đổi kim tiêm để nhận được kim tiêm sạch. Cũng không dùng chung ống tiêm, nước xối hoặc bất kỳ cái gì dùng để chuẩn bị ma túy tiêm chích. Hỏi nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn để biết thêm thông tin nếu bạn cần trợ giúp để ngừng sử dụng ma túy.

  • Không dùng chung các đồ vật hoặc dụng cụ. Ví dụ: dao cạo, bàn chải đánh răng hoặc nhíp. Chúng có thể cắt hoặc cào xước da và làm cho những người khác tiếp xúc với máu.

  • Không xỏ khuyên ở tai, rốn hoặc các nơi khác trên cơ thể nếu bạn dương tính với HIV. Xỏ khuyên có thể gây chảy máu. Điều này có thể lây lan HIV.

Tôi còn có thể làm gì khác để ngăn ngừa lây lan HIV?

  • Uống mỗi liều thuốc HAART chính xác như theo chỉ dẫn nếu bạn dương tính với HIV. Việc này sẽ ngăn ngừa virus biến đổi và trở nên khó điều trị hơn nhiều. Sử dụng thuốc HAART kiên trì có thể giúp phòng tránh lây lan HIV cho bạn tình hoặc thai nhi.

  • Quan hệ tình dục an toàn. Hỏi bạn tình của bạn để biết họ có dương tính với HIV hay không hoặc nói với họ rằng bạn dương tính với HIV. Sử dụng bao cao su nhựa đúng cách mỗi lần quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc đường miệng. Phụ nữ có thể sử dụng bao cao su dành cho nữ khi bao cao su dành cho nam không được sử dụng. Không dùng chung dụng cụ trợ giúp tình dục.

  • Tham gia một chương trình giảm thiểu nguy cơ nếu bạn dương tính với HIV. Đề nghị nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn hoặc phòng y tế địa phương giúp bạn tìm chương trình giảm thiểu nguy cơ. Chương trình này sẽ dạy bạn cách nói cho người khác biết rằng bạn nhiễm HIV và đề nghị bạn tình dùng bao cao su.

  • Điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) ngay lập tức. Nếu bạn hay quan hệ tình dục, hãy làm xét nghiệm phát hiện các bệnh STI ít nhất một năm một lần. Nếu bạn bị nhiễm bệnh STI, hãy điều trị ngay. Làm như vậy có thể giúp giảm nguy cơ bạn lây HIV cho bạn tình.

Gọi 911 trong bất kỳ trường hợp nào dưới đây:

  • Bạn thở dốc.

  • Bạn bị đau ngực.

  • Bạn trầm cảm đến mức bạn cảm thấy không thể đối mặt thêm chút nào nữa.

  • Bạn khó nhìn.

  • Bạn yếu đến mức không thể đứng dậy.

Khi nào tôi nên yêu cầu chăm sóc ngay?

  • Bạn không thể suy nghĩ minh mẫn được.

  • Bạn bị đau đầu trầm trọng hoặc cứng cổ.

  • Bạn gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng, đi lại hoặc nói.

  • Cánh tay hoặc cẳng chân bạn bị yếu.

  • Bạn không thể uống nước.

Tôi nên liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của mình khi nào?

  • Bạn gặp tác dụng phụ của thuốc khiến bạn muốn ngưng dùng thuốc.

  • Bạn bị sốt, ớn lạnh hoặc đổ mồ hôi về đêm.

  • Bạn có những hạch bạch huyết sưng ở cổ, hàm, nách hoặc háng.

  • Bạn cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường.

  • Bạn bị tiêu chảy và không thấy đỡ hơn.

  • Bạn sụt hơn 10 pound trong một thời gian ngắn.

  • Bạn dễ bị bầm tím hoặc chảy máu.

  • Bạn có các đốm trắng hoặc đau trong miệng, họng, âm đạo hoặc trực tràng.

  • Bạn bị ho, thở dốc hoặc tức ngực.

  • Bạn nhận thấy các thay đổi trong kinh nguyệt.

  • Bạn có thắc mắc hoặc lo ngại về bệnh lý hoặc việc chăm sóc.

THỎA THUẬN CHĂM SÓC:

Bạn có quyền giúp lập kế hoạch cho việc chăm sóc của mình. Tìm hiểu về tình trạng sức khỏe của bạn và cách điều trị. Thảo luận các lựa chọn điều trị với nhân viên chăm sóc y tế để quyết định loại hình chăm sóc bạn muốn nhận được. Bạn luôn có quyền từ chối điều trị.