MOBILE VIEW  | 
Document View > ORAL CANDIDIASIS

ORAL CANDIDIASIS

Bệnh nấm trong Miệng (Đẹn)

ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT:

Bệnh nấm trong miệng là gì? Bệnh nấm trong miệng, hay tưa miệng, là tình trạng nhiễm nấm ảnh hưởng đến phần bên trong khoang miệng.

Bệnh nấm trong miệng do nguyên nhân nào gây ra? Bệnh nấm trong miệng do một loại nấm gọi là Candida gây ra. Nấm thường được tìm thấy trong miệng. Khi có quá nhiều nấm, có thể gây ra nhiễm trùng. Trẻ sơ sinh và người già là những đối tượng có nguy cơ cao hơn vì hệ miễn dịch của họ không được khỏe. Trẻ sơ sinh có thể bị tưa miệng nếu người mẹ bị nấm âm đạo trong khi mang thai. Những yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm trong miệng:

  • Tình trạng bệnh lý ngăn chặn hoạt động của hệ miễn dịch, như tiểu đường, ung thư hay HIV và AIDS

  • Thuốc, như thuốc kháng sinh, thuốc chứa steroid hay hóa trị liệu

  • Liệu pháp phóng xạ cho đầu và cổ

  • Khô miệng

  • Hút thuốc

  • Răng giả

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nấm trong miệng là gì?

  • Những đốm trắng hoặc trắng vàng trong miệng, trông giống như cục sữa

  • Mẩn đỏ hoặc chảy máu dưới các đốm đó

  • Miệng đau và nhức, với vết nứt hoặc rách ở góc miệng

  • Lưỡi đỏ tươi có cảm giác đau rát

  • Khó nuốt và ăn uống

  • Sưng tấy bên dưới bộ răng giả

Bệnh nấm trong miệng được chẩn đoán như thế nào? Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý của bạn. Người này sẽ hỏi thời điểm xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng của bạn. Anh ta sẽ kiểm tra bên trong khoang miệng của bạn và khu vực xung quanh miệng. Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn sẽ chà xát một miếng gạc bông lên một trong các đốm và kiểm tra miếng gạc bông này dưới kính hiển vi.

Bệnh nấm trong miệng được điều trị như thế nào? Thuốc trị nấm giúp diệt nấm gây ra bệnh nấm trong miệng của bạn. Thuốc này có thể là thuốc viên hoặc ở dạng dung dịch để bạn súc miệng. Tháo răng giả trước khi bạn súc miệng.

Tôi có thể giúp phòng tránh bệnh nấm trong miệng lây lan như thế nào? Đánh răng, lợi và lưỡi sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Dùng bàn chải đánh răng lông mềm. Tới khám nha sỹ thường xuyên. Tháo răng giả khi bạn ngủ hoặc ít nhất 6 giờ mỗi ngày. Vệ sinh răng giả và ngâm trong dung dịch vệ sinh răng giả. Để răng giả khô trong không khí sau khi ngâm.

Khi nào tôi nên yêu cầu chăm sóc ngay?

  • Bạn thấy khó nuốt và hàm và cổ bị cứng.

  • Bạn chóng mặt, khát nước hoặc bị khô miệng.

  • Bạn đi tiểu ít hoặc hầu như không đi tiểu.

  • Bạn không thể ăn hoặc uống vì đau.

Tôi nên liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của mình khi nào?

  • Bạn bị sốt.

  • Bạn buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy.

  • Các dấu hiệu và triệu chứng của bạn trầm trọng hơn, ngay cả khi đã điều trị.

  • Bạn có thắc mắc hoặc lo ngại về bệnh lý hoặc việc chăm sóc.

THỎA THUẬN CHĂM SÓC:

Bạn có quyền giúp lập kế hoạch cho việc chăm sóc của mình. Tìm hiểu về tình trạng sức khỏe của bạn và cách điều trị. Thảo luận các lựa chọn điều trị với nhân viên chăm sóc y tế để quyết định loại hình chăm sóc bạn muốn nhận được. Bạn luôn có quyền từ chối điều trị.